Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong quá trình dập tạo hình đa điểm
Số 3 (86) 2024
Trần Hải Đăng, Nguyễn Thị Thu
Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ
2024/9/30

Dập tạo hình đa điểm (SPIF) ngày càng được chú ý hơn trong sản xuất các sản phầm dạng tấm với các ưu điểm nổi trội như sản xuất nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, đặc biệt phù hợp cho các sản phẩm đơn chiếc không phụ thuộc vào khuôn mẫu. Tuy nhiên, khả năng tạo hình của SPIF phụ thuộc lớn vào đặc tính cụ thể của vật liệu tấm được sử dụng và hình dạng của chi tiết cần tạo hình. Thử nghiệm ngay lập tức với SPIF thường dẫn đến nhiều lỗi sản phẩm. Do vậy, việc sử dụng phần mềm mô phỏng để dự đoán trước kết quả là điều thực sự cần thiết. Nghiên cứu này tập trung vào giới hạn tạo hình, các thông số tối ưu trong quá trình tạo hình, đặc biệt trong việc dự đoán các vết nứt của sản phẩm. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc này, trước tiên đường cong giới hạn tạo hình cho vật liệu tấm DC04 được xây dựng dựa tên kết quả thử nghiệmthực tế. Sau đó, các thông số vật liệu được sử dụng trong phần mềm mô phỏng để khảo sát quá trình tạo hình của sản phẩm hình côn. Trong quá trình tạo hình, các thông số bán kính chày, tốc độ chày ảnh hưởng đến khả năng tạo hình của sản phẩm. Đồng thời các thông số giới hạn về chiều cao cũng là một thông số quan trọng trong việc thể hiện sự tối ưu so với các phương pháp gia công khác. Nghiên cứu này góp phần dự đoán và giảm thiểu lỗi sản phẩm, mở rộng khả năng ứng dụng SPIF trong bối cảnh công nghiệp đa dạng hiện nay.

SPIF (dập đa điểm); Tối ưu thông số; Vật liệu tấm DC04; Phương pháp phần tử hữu hạn (FEM); Phân bố chiều dày.
Tải về

 

Các bài báo khác