Nghiên cứu chất lượng bề mặt chi tiết sau khi tạo hình bằng công nghệ lăn ép
Số 3 (78) 2022
Trần Hải Đăng, Nguyễn Văn Hinh, Vũ Hoa Kỳ, Lê Mạnh Tài
Tạp chí NCKH - Đại học Sao Đỏ, quý 3.2022
2022/10/03

Bài báo trình bày nghiên cứu về chất lượng bề mặt và tạo hình bằng công nghệ lăn ép. Chất lượng bề mặt chi tiết được đánh giá bằng kết quả đo độ nhám, ứng suất dư, độ cứng, độ cứng tế vi và cấu trúc hạt Kết quả nghiên cứu cho thấy độ nhám Ra trên bề mặt của chi tiết sau khi lăn ép được giảm khoảng 2,2 lần. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy ứng suất dư nén được hình thành ở lớp bề mặt sản phẩm và ứng suất dư kéo được hình thành ở lớp phía trong của sản phẩm. Trong đó, ứng suất dư nén lớn nhất cách bề mặt của chi tiết từ 0,8 – 0,9 mm. Hơn thế, kết quả nghiên cứu chỉ ra sự thay đổi kích thước hạt chỉ diễn ra ở lớp bề mặt. Theo hướng song song với bề mặt, kích thước hạt giảm 19-21% và theo hướng vuông góc với bề mặt, kích thước hạt giảm 23-25%. Kết quả còn chỉ ra độ cứng tăng 12,3%, và độ cứng tế vi của lớp bề mặt tăng trung bình 15%.

Lăn ép, độ nhám, độ cứng, ứng suất dư, cấu trúc hạt và độ cứng tế vi.
Tải về

 

Các bài báo khác