Nâng cao chất lượng bề mặt bằng phương pháp miết ép dao động
Số 1 (80) 2023
Nguyễn Văn Hinh, Zaides Siemens Azikovich , Mạc Văn Giang, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Cao Văn Biên
Tạp chí NCKH - Đại học Sao Đỏ
2023/03/31

Bài báo này nghiên cứu về chất lượng bề mặt của chi tiết máy sau khi miết ép dao động.  Chất lượng bề mặt của chi tiết sau khi miết ép được đánh giá bằng kết quả đo độ nhám, độ cứng, ứng suất dư, độ  cứng vi mô cấu trúc hạt. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng bề mặt của chi tiết sau khi miết ép dao động độ nhám Ra được giảm khoảng 7 lần, còn Rz giảm khoảng 5 lần. Ứng suất dư nén được hình thành ở lớp bề mặt của chi tiết và ứng suất dư kéo ở phía trong gần vùng trung tâm. Sự thay đổi kích thước hạt chỉ xảy ra ở các lớp bề mặt, theo hướng trục của mẫu các hạt giảm trung bình 32 – 34% và theo hướng tâm là 35 – 37%. Độ cứng tế vi của lớp bề mặt tăng trung bình 25%, độ sâu của quá trình hóa cứng lớp bề mặt của chi tiết là 0,55 - 0,60 mm.

Ứng suất dư; miết ép dao động; góc nghiêng dụng cụ; chiều sâu miết ép; bước tiến dao; tần số dao động.
Tải về

 

Các bài báo khác