Tư tưởng Lê Quý Đôn về dân – giá trị lịch sử và hiện thực
Số 2 (69) 2020
Phạm Văn Dự,
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ
2020/6/30

Tóm tắt: 

Thế kỷ XVIII là một giai đoạn lịch sử có nhiều biến động trong tiến trình phát triển của dân tộc. Chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng. Cùng với việc đất nước bị phân chia làm hai, Đàng Trong và Đàng Ngoài thì đời sống của nhân dân cũng gặp muôn vàn khó khăn, dưới các chính sách thuế khóa, lao dịch của nhà nước. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đó, mặc dù xuất thân từ một gia đình quan lại phong kiến, nhưng ở Lê Quý Đôn đã hình thành lên những tư tưởng chính trị hết sức sâu sắc, đặc biệt là tư tưởng về dân, nó không chỉ có ý nghĩa bởi tính vượt trước đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam thời đại ông mà nó còn có ý nghĩa vượt thời gian đến ngày nay. Lê Quý Đôn đã có những nhìn nhận và đánh giá đúng về vai trò của dân trong đời sống xã hội, từ đó ông đã đưa ra những yêu cầu đối với giai cấp cầm quyền phải có những chính sách “chăm dân”, “dưỡng dân” để xây dựng đất nước phát triển, xã hội thái bình, thịnh trị. Công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo hiện nay cũng đang từng bước hướng tới đời sống ấm no, phồn vinh của nhân dân và xây dựng một đội ngũ “công bộc” hết lòng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, tư tưởng của Lê Quý Đôn về dân và xây dựng đội ngũ quan lại cần được tiếp tục nghiên cứu, phát triển và vận dụng vào xã hội ngày nay.

Từ khóa: Lê Quý Đôn; trọng dân, dưỡng dân, dân là gốc của nước.

 

Các bài báo khác