Tối ưu hóa điều kiện nuôi cấy probiotics dùng trong chăn nuôi bằng phương pháp bề mặt đáp ứng
Số 4(67).2019
Bùi Văn Tú, Bùi Văn Tú, Tăng Thị Phụng
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ
31/12/2019

Trong bài viết này, ba lợi khuẩn probiotics là Bacillus subtilis, Pedicoccus pentosaceu, Lactobacillus plantarum đã được lựa chọn để nghiên cứu khả năng kháng vi khuẩn gây bệnh E.Coli B. cereus.  Mục đích của nghiên cứu nhằm phối hợp, tạo ra cặp probiotics có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, kháng được vi sinh vậy gây bệnh trong chăn nuôi lợn, đồng thời tối ưu hóa điều kiện nuôi cấy của lợi khuẩn probiotics. Nghiên cứu sử dụng môi trường cơ bản với 10 g pepton, 3 g NaCl, 5 g cao thịt, Cao nấm men: 5,0 g/l; Glucoza: 20,0 g/l; Natri – axetat: 5,0 g/l,  Diamonium citrat : 2,0 g/l;  MgSO4. 7H2O: 0,2 g/l; MnSO4, bổ sung 50 mM ion Ca2+ và nước cất vừa đủ. Kết quả xác định điều kiện để nuôi sinh khối loài probiotics như sau: Tỷ lệ tiếp giống 7,8% (v/v); thời gian nuôi cấy 35,9 giờ; pH môi trường 6,5; Nhiệt độ môi trường 370C. Mật độ tế bào vi sinh vật đạt được là 9,514x1010CFU/ml.

Kết quả cho thấy, trong số  ba lợi khuẩn nghiên cứu thì Bacillus subtilis  và Pedicoccus pentosaceu có khả năng kháng vi khuẩn gây bệnh ở mức độ cao hơn, đường kính vòng kháng khuẩn tạo ra là 7,4÷8,5 mm. Trong số các cặp nghiên cứu thì cặp Pedicoccus pentosaceu,  Bacillus subtilis  cho hiệu quả cao nhất. Kích thước vòng vô khuẩn đạt được khi thử với E.Coli là 5,6÷8,7mm, với B. cereus là từ 5,3 ¸ 8,7mm. Giá trị pH của môi trường đạt được sau 24 giờ nuôi cấy là 4,0÷4,5.

 

Kháng khuẩn; phương pháp bề mặt đáp ứng; probiotics; tối ưu hoá; vi khuẩn gây bênh

 

Các bài báo khác