Tổng hợp và nghiên cứu tính chất phát quang của hệ hybrid cluster/perovskite ứng dụng trong chiếu sáng
Số 2(85)2024
Mạc Thị Lê, Phạm Thị Điệp
Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ
2024/6/28

Việc tổng hợp các hợp chất perovskite (CsPbBr3: CPB và Cs4PbBr6), cluster (Cs2Mo6Br14:CMB và Cs2Mo6I14: CMI), hệ hybrid Cs4PbBr6/CMI, Cs4PbBr6/CMB đã được thực hiện bằng phương pháp anti-solvent và phương pháp nung. Với hệ Cs4PbBr6/CMI: sự có mặt của CMI trong dung dịch CPB bão hoà đã ngăn cản quá trình kết tinh của pha CPB trong quá trình tạo thành các tinh thể Cs4PbBr6, khả năng bám dính của CMI trên bề mặt tinh thể perovskite Cs4PbBr6 kém. Trong hệ Cs4PbBr6/CMB: lớp Mo6 bromide thu được gắn chặt vào bề mặt của perovskite Cs4PbBr6 hơn so với CMI; độ bền liên kết của CMB tốt hơn so với CMI trên bề mặt Cs4PbBr6; Cs4PbBr6 phát quang với cường độ mạnh ở bước sóng cực đại 516 nm và sự hiện diện của pha cluster Mo6 thông qua cực đại phát xạ ở bước sóng 690 nm. Công suất phát quang của hệ Cs4PbBr6/CMB mạnh hơn so với hệ Cs4PbBr6/CMI. Do đó, việc tối ưu hóa sự lắng đọng của lớp cluster có thể giúp đạt được các đặc tính quang học đầy hứa hẹn để ứng dụng trong các hệ thống phát quang kép.

perovskite, cluster, hệ kép, phát quang
Tải về

 

Các bài báo khác