Giảm nghèo và phát triển bền vững ở Việt Nam
Số 1 (72) 2021
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ
2021/3/31

Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận, từ một nền kinh tế khép kín với thu nhập bình quân đầu người khoảng 100 USD vào những năm 1980, Việt Nam đã đổi mới kinh tế và chính trị tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất  thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Từ 2002 đến 2019, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% cho thấy Việt Nam có nền tảng mạnh và khả năng chống chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất khẩu vẫn ở mức cao. Thành công này là kết quả của một loạt các cải cách toàn diện của với sự nỗ lực của toàn xã hội trong hơn ba thập kỷ qua. Dưới giác độ phân tích về các chương trình giảm nghèo, bài báo đánh giá tổng quan về những thành tựu của Việt Nam trong phát triển kinh tế và mục tiêu quốc gia về giảm nghèo. Kết quả phân tích cho thấy mặc đã đạt được nhiều thành công, nhưng công tác giảm nghèo chưa phát huy được tính tích cực của việc phân loại nghèo đa chiều; hệ thống văn bản quy phạm pháp phân tán, chồng chéo; kết quả đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản chưa đáp ứng được với việc điều chỉnh chính sách để hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Giảm nghèo; tăng trưởng; phát triển bền vững.
Tải về

 

Các bài báo khác